Huyền thoại Steve Jobs và hành trình đi tìm triết lý sống

kinh-doanh-online

“Khi sinh ra bạn khóc và mọi người cười. Hãy sống sao để khi chết đi, bạn được cười còn mọi người khóc”. Cuộc đời của Steve Jobs là minh chứng cho câu nói trên, ông là một tượng đài của làng công nghệ và cũng là thần tượng trong lòng của mỗi người. Tổng thống Barack Obama cũng không tiếc lời khi nhận xét về Steve Jobs: “Steve nói rằng mình đã sống mỗi ngày như là ngày cuối của cuộc đời và ông ấy đã làm như vậy. Ông ấy biến đổi cuộc sống của chúng ta, tái định nghĩa toàn bộ các ngành công nghiệp và đạt được một trong những kỳ công lớn nhất trong lịch sử nhân loại: Steve Jobs thay đổi cách mà mỗi người trong chúng ta nhìn ra thế giới“.

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 1

Poster phim “Steve Jobs: The Man is the Machine”

Mặc dù nổi tiếng với những đóng góp trong làng công nghệ nhân loại nhưng ít ai biết được rằng Steve Jobs là một Phật tử (dù chính ông không bao giờ công bố). Ông đã đem những triết lí mình có truyền bá vào văn hóa công ty và chính những sản phẩm tạo ra. Trong bộ phim tài liệu “Steve Jobs: The Man is the Machine” của Alex Gibney sắp được trình chiếu, đã tiết lộ một số bí mật về ông “vua” làng công nghệ, trong đó có lần gặp mặt đầu tiên với “cố vấn tâm linh” của mình – linh mục Kobun Chino Otagawa.

Ý tưởng này xuất phát từ một video về Otogawa nói về Jobs tại một sự kiện năm 1992. Gibney sử dụng đoạn nói của Otogawa từ bản audio đó và kết hợp với phim hoạt hình đen trắng để mường tượng lại cuộc gặp gỡ theo mô tả của linh mục.

23 năm trước tại California, vào lúc nửa đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa. Khi mở cửa, đứng trước tôi là một chàng thanh niên có mái tóc dài, đi chân trần và mặt chiếc quần jean thủng lỗ chỗ. Anh ta muốn gặp tôi…khi đó tôi biết người đàn ông này mới chỉ 18 tuổi.”

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 2

Tôi nhìn vào đôi mắt chàng thanh niên và trông nó thật khủng khiếp, mất phương hướng nhưng chắc chắn anh ta không phải là một kẻ điên. Tôi phải nói chuyện với người này. Tôi mặc chiếc áo khoác và cùng anh ta đi dạo ở trung tâm thành phố Los Altos lúc nửa đêm”.

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 3

Hầu như mọi cửa hàng đều đóng cửa, chỉ còn một quán bar là “The Tea Cup” còn hoạt động. Chúng tôi ngồi vào quầy và tôi có một tách cà phê Ireland còn anh ta uống nước trái cây.”

jobsanim_hires_stills_05

Những gì anh ta nói với tôi là “Tôi cảm thấy được giác ngộ nhưng không biết làm gì với nó” . Tôi nói  “Ồ, điều này thật tuyệt vời. Tôi cần biết nó như thế nào”.

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 5

Một tuần sau, anh ta quay trở lại với một tấm kim loại nhỏ. Tôi không biết nó là cái gì.. cái gì đó giống như là bằng chứng. Nó là một con chip của máy tính cá nhân. Anh ta nói “Tôi và người bạn Woz đã tạo ra nó. Nó được gọi là Lisa”. Đó là tên của con gái anh ta và cũng là nguồn gốc của máy tính Apple”.

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 6

Và tôi cũng không chắc chắn nó là bằng chứng về sự giác ngộ. Anh ta luôn luôn nói “Hãy cho tôi thành một thầy tu, xin hãy cho tôi trở thành một thầy tu”. Tôi nói “Không, không, chỉ đến khi nào tôi thấy được bằng chứng

Đoạn hoạt hình được tạo bởi Nick – người con trai 26 tuổi của Gibney – người là một nhà kinh doanh phim hoạt hình. Dù độ chính xác của lời kể lại như thế nào, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của người đàn ông này với Jobs.

Theo những câu chuyện được kể lại, Steve Jobs đã có một thời gian cực kỳ khó khăn trước khi gặp Otogawa. Anh lang thang tới Ấn Độ để tìm triết lý tâm linh và nhanh chóng thất vọng, chán nản khi vị đại sư cần tìm lại vừa qua đời. Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư.

Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa. Jobs đã gặp Otogawa gần như mỗi ngày. Cứ vài tháng, họ lại cùng nhau đi dự những khóa tu thiền.

Huyen-thoại-steve-job-va-hanh-trinh-di-tim-triet-li-song 7

Lúc đó, nhà sư Kobun dạy Steve Jobs về cách “kinh hành,” phương pháp tập thiền bằng đi bộ, và giải thích cho Steve Jobs hiểu về phương pháp “ma” (tiếng Việt  là: ‘mặc’, nghĩa là giữ tâm vắng lặng). Sau này, Steve Jobs nói rằng ông tin rằng giữ tâm vắng lặng là chìa khóa của mọi sáng tạo. Điều này dẫn đến việc Otogawa trở thành cố vấn tinh thần của NEXT.

Năm 1991, Otogawa chủ trì cuộc hôn nhân giữa Jobs và Laurene Powell Otogawa chết đuối năm 2002 khi cố gắng cứu đứa con gái 5 tuổi của mình Maya – người mà cũng đã chết.

Les Kaye – một thiền sư tại Thung lũng Silicon cũng biết về Jobs đã nói với USA Today năm 2011 rằng “Cái chết của Kobun thực sự đã khiến ông bị tác động mạnh bởi khi còn sống, Otogawa luôn là chỗ dựa tâm lý vững chắc của ông.

Có thể nói sức ảnh hưởng của Otogawa nói riêng và Phật giáo nói chung đến Steve Job là vô cùng lớn. Ông đã ứng dụng thiền trong công nghệ vi tính, nhờ đó có nhiều khám phá vượt trội hơn những tài năng đặc biệt trong cùng lĩnh vực. Nhờ ảnh hưởng của thực tập thiền, tiềm năng vượt trội của Steve Jobs đã trở thành các hiện thực phục vụ cho con người hôm nay và mai sau.r



Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Google Ads Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình quảng cáo Liên hệ nhận báo giá